sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
thống kê truy cập
Số người truy cập: 167377
Hôm nay: 65
Đang online: 10
Cao Hà thủ ô
Cao Hà thủ ô
A. Mô tả cây
- Hà thủ ô còn có tên là giao đằng vì dây leo xoắn vào nhau, hoặc dạ hợp vì đêm quấn vào nhau. Tên khoa học Polygonum muitiflorum (Polygonum là có nhiều đốt, nhiều mắt, multiflorum là nhiều hoa, vì cây có nhiều đốt, nhiều hoa). Đây là một loại dây leo, sống nhiều năm. Thân mọc xoắn vào nhau. Mặt ngoài thân có màu xanh tía có những vân hoặc bì khổng, mặt thân nhẵn, không có lông.
- Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim hẹp, dài 4-8cm, rộng 2,5-5cm, đầu nhọn, phía cuống hình tim, hoặc hình mũi tên, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhẵn và không có lông. Lá kèm mỏng, màu nâu nhạt ôm lấy thân. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, có cuống ngắn l-3mm.
- Hoa mọc thành chùm nhiều nhánh. Cánh hoa màu trắng. Nhị 8 với 3 nhị hơi dài hơn. Bầu hình 3 cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau, nuốm hình mào gà, rũ xuống. Mùa hoa tháng 10, mùa quả tháng 2.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
- Hà thủ ô mọc hoang ở rừng núi, nhiều nhất ở các tỉnh Tây Bắc sau đến các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Lai Châu, Tây Nguyên. Có mọc ở Trung Quốc (Giang Tô, Quảng Đỏng, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Phúc Kiến), Nhật Bản.
- Cây chưa được trồng: Có thể trồng bằng dây hay bằng hạt. Sau 4-5 năm trở lên mới có thể thu hoạch.
- Thu hoạch cây mọc hoang thường tiến hành vào mùa thu hay mùa xuân, mùa thu tốt hơn. Đào về rửa sạch đất, bổ đôi hay bổ tư, đồ rồi phơi khô, có nơi không đồ mà phơi ngay, muốn có hà thủ ô miếng thì hái về còn tươi, đem thái ngay, đồ chín rồi phơi hoặc đồ chín rồi mới thái và phơi.
- Chế Hà Thủ ô: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó lại rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước , nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn cần đảo luôn cho chin đều. Khi củ đã mềm, lấy ra bỏ lõi(nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho hết. Nếu đồ thì đồ 9 lần rồi phơi 9 lần thì càng tốt. Khi đun nên đặt vỉ ở đáy nồi cho khỏi cháy dược liệu.
C. Thành phần hoá học
- Hà thủ ô đã được hai nhà nghiên cứu Nhật Bản nghiên cứu từ năm 1923 (Nhật Bản dược học tạp chí, 42: 144, 1923). Theo các tác giả, hà thủ ô của Tứ Xuyên, Trung Quốc
- có các chất sau đây:
- Các chất anthraglucozid với tỷ lệ 1,7% trong đó chủ yếu ]à chrysophanola, emodin và rhein.
- Ngoài ra còn có chất đạm 1,1%, tinh bột 45,2%, chất béo 3,10%, chất vô cơ 4,5%, các chất tan trong nước 26,40%, lexitin.
D. Công dụng và liều dùng
- Công năng, chủ trị: Dưỡng huyết, bổ can thận, nhuận tràng thông tiện, làm xanh tóc. Chủ trị: huyết hư thiếu máu, suy nhược thần kinh, da xanh, gầy, đau lưng, di tinh, tóc bạc sớm, táo bón
- Liều dùng hàng ngày 12-20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc rượu hoặc thuốc bột.
Những đơn thuốc có hà thủ ô phổ cập trong nhân dân
- Đơn thuốc bổ dùng cho người già yếu, thần kinh suy nhược ăn uống kém tiêu:
Hà thủ ô 10g, đại táo (táo đen Trung Quốc) 5g, thanh bì 2g, trần bì 3g, sinh khương 3g, cam thảo 2g, nước 600ml. sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc Thất báo mỹ nhiệm đơn. Làm cho tóc râu trắng hoá đen, khoẻ gân xương, bền tình khí, sống lâu:
Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng mỗi thứ 600g ngâm nước vo gạo 4 đêm ngày, cạo bỏ vỏ, dùng đậu đen đãi sạch rồi cho hà thủ ô vào chõ: Một lượt hà thủ ô, một lượt đậu đen bắc lên bếp đồ chín đậu đen, đem bỏ đậu lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ, làm như vậy 9 lần. Cuối cùng lấy hà thủ ô sấy khô và tán bột.
Xích và bạch phục linh mỗi vị 600g, cạo bỏ vỏ tán bột, đãi với nước trong, lọc lấy bột lắng ở dưới, nắm lại, tẩm với sữa người phơi khô.
Ngưu tất 320g tẩm rượu một ngày, thái mỏng trộn với hà thủ ô, đồ với đậu đen vào lần thứ 7, 8 và 9 đem ra phơi khô.
Đương quy 320g tẩm rượu phơi khô. Câu kỷ tử 320g tẩm rượu phơi khô.
Thỏ ty tử 320g tẩm rượu cho nứt ra, giã nát phơi khô.
Bổ cốt chi l00g, trộn với vừng đen (hắc chi ma) sao cho bốc mùi thơm. Tất cả giã nát trộn đều thêm mật vào làm thành viên 0,50g (bằng hạt ngô). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Sáng dùng rượu chiêu thuốc, trưa dùng nước gừng và tối dùng nước muối (theo Tích thiện đường phương).
- Hà thủ ô hoàn. Công dụng như trên nhưng ít vị hơn:
Hà thủ ô 1.800g thái mỏng, ngưu tất 600g thái mỏng. Hai vị trộn đều, dùng một đấu to đậu đen đãi sạch. Cho thuốc vào chõ, cứ một lượt thuốc, một lượt đậu. Đồ chín đậu. Lấy thuốc ra phơi khô. Làm như vậy 3 lần rồi tán bột. Lấy thịt táo đen Trung Quốc trộn với bột làm thành viên 0,50g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Dùng rượu hâm nóng để chiêu thuốc (theo Hoà tễ cục phương).
- Hà thủ ô tán. Công dụng cũng như bài trên (Bản thảo cương mục):
Hà thủ ô cạo vỏ, thái mỏng phơi cho khô, tán bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiêu thuốc bằng rượu
Tạp chất 0%
Sản phẩm liên quan
-
Cỏ mầm trầu, Ngũ sắc, Bồ kết, Dâu tằm, Hà thủ ô, ....
-
DÂU TẰM Tên tiếng việt: Dâu tằm, Tang, Dâu tàu, Mạy mọn, Mạy bơ (Tày), Co mọn (Thái), Nằn phong (Dao) Tên khoa học: Morus alba L. Họ: Moraceae Công dụng: Chữa phù thũng, dị ứng, ho, tê thấp (Vỏ rễ, cành). Thuốc an thần (Lá).
-
ĐINH LĂNG Tên tiếng việt: Đinh lăng Tên khoa học: Polyscias ịrmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L) Họ: Araliaceae. Công dụng: Thuốc bổ, tăng lực, lợi tiểu, bổ thận, lợi sữa, điều kinh, làm co rút tử cung; còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ (Rễ sắc uống). Lá thương giã đắp chữa vết thương.